Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Tam giác Bridgewater là một vùng đất có quá nhiều bí ẩn

Được mô tả lần đầu bởi nhà nghiên cứu Loren Coleman, khu vực này là một tam giác khổng lồ mang tên Bridgewater với diện tích khá rộng bao gồm các thị trấn Abington, Rehoboth và Freetown tạo thành góc của một tam giác và nhiều thị trấn khác nằm bên trong đó.

Nhưng ít ai biết rằng, tất cả những thị trấn đó tạo nên một khu vực rộng lớn chứa đựng nhiều bí ẩn…

Giới trẻ Việt Nam hào hứng hưởng ứng giờ Trái đất

“Bảy năm trước, chúng tôi bắt đầu dự án Giờ trái đất và nó đã phát triển thành sự kiện thu hút nhiều người tham gia. Từ 1 đến hơn 7.000 thành phố, từ 1 đến 7 châu lục, từ 2 triệu đến hàng trăm triệu người cùng hưởng ứng”, Andy Ridley - Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của chương trình Giờ trái đất (Earth Hour) cho biết.

Sinh ra tại Anh nhưng đến năm 2002, Andy Ridley chuyển đến sinh sống và làm việc ở Australia. Sau khi trở thành Giám đốc Truyền thông của tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Australia (WWF), Andy mong muốn thực hiện một chiến dịch nhằm thu hút mọi người cùng nhau chống lại sự biến đổi khí hậu thông qua những hành động đơn giản nhất. Ông cùng với các đồng nghiệp của mình suy nghĩ, tìm tòi và cùng nhau trở thành nhà đồng sáng lập của chương trình kêu gọi “tắt đèn” trong một giờ đồng hồ với tên gọi là “Giờ trái đất”.

Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao tiết kiệm điện năng, hướng đến việc giảm lượng khí thải điôxit cacbon (loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính) và đánh động sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Ý tưởng của ông Andy Ridley trở thành hiện thực khi có hơn 2 triệu người và 2.000 doanh nghiệp tại Sydney cùng tham gia tắt đèn trong lễ khai mạc Giờ trái đất vào ngày 31/3/2007. Đến nay, sự kiện này thu hút hàng trăm triệu người trên 7.000 thành phố, thị trấn và 154 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tham gia.

Ông Andy Ridley cho biết: "Sự lớn mạnh của Giờ trái đất trong những năm qua chứng tỏ nhiều người muốn nỗ lực hơn nữa để bảo vệ hành tinh của chúng ta, cho dù đó là việc một em học sinh tạo ra sự thay đổi trong phòng học của mình, hay là việc một vị tổng thống muốn thay đổi quốc gia”.

Tại Việt Nam, chương trình Giờ trái đất nhanh chóng lan tỏa và được công chúng, nhất là các bạn trẻ đón nhận bằng việc hưởng ứng, tham gia và tổ chức các sự kiện bảo vệ môi trường lớn nhỏ. Chị Đinh Thị Vũ Trinh - Giám đốc dự án Green Talk cho biết: “Xuất phát từ cuộc thi hùng biện tiếng Anh về môi trường, Trung tâm UNESCO Văn hóa - Giáo dục và Đào tạo (UNESCO – CEP) triển khai dự án Green Talk với mục tiêu dựa vào sức mạnh của mỗi tình nguyện viên tham gia và rèn luyện mỗi bạn trở thành tình nguyện viên cho chính cuộc sống của mình".

Ngày 6/1/2013, chương trình Giờ xanh (hoạt động chủ đạo của dự án Green Talk) diễn ra lần đầu tiên. Đến nay đã có trên 18 Giờ xanh thực hiện tại TP HCM và 1 Giờ xanh được thực hiện đồng loạt trên 10 tỉnh thành thuộc Bắc - Trung - Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam với tên gọi Giờ xanh toàn quốc 2013.

Sau hơn 2 năm phát động, Giờ xanh đã tạo hiệu ứng lan rộng trên cả nước, như Giờ xanh 10 Cần Giờ, Giờ xanh toàn quốc 19/5, Flashmob - Hưởng ứng Giờ trái đất 2013, Gian hàng xanh 2013…. Dự án Green Talk thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia làm tình nguyện viên các chương trình lớn, nhỏ. Bạn Nguyễn Lâm Nghi, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP HCM chia sẻ: “Trước đây, khi đi chơi cùng nhóm bạn tôi không để ý đến việc bỏ lại rác sau khi rời khỏi công viên hay vô tư hái hoa ở nơi công cộng. Từ khi tham gia làm tình nguyện viên cho các chương trình của dự án Green Talk, tôi và các bạn đã ý thức tốt hơn đồng thời còn phát huy thành hành động thực tế thông qua việc kêu gọi mọi người cùng nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường”.

Năm nay, chương trình “Giờ xanh hưởng ứng Giờ trái đất 2014” nằm trong dự án Green Talk do Trung tâm UNESCO Văn hóa, Giáo dục và Đào tạo đồng hành cùng Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng và kênh truyền hình HTV3 phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào sáng chủ nhật ngày 23/3 tại Crescent Mall (cổng Nguyễn Văn Linh).
Đây cũng là Giờ xanh đặc biệt - giờ hành động vì môi trường của dự án Green Talk vào chủ nhật hàng tuần với thông điệp “Giờ Xanh không chỉ là hành động tắt đèn”. Chương trình sẽ diễn ra với hoạt động chủ đạo là âm nhạc acoustic - âm nhạc không sử dụng các thiết bị liên quan đến điện với điểm nhấn là 1.000 cây guitar đàn mộc bài hát “Khoảng trời của bé” và gần 100 người khiếm thính cùng “hòa giọng” vào bài hát bằng ngôn ngữ ký hiệu. Sự kiện có sự tham gia của tình nguyện viên đặc biệt - Hoa hậu Việt Nam Ngọc Hân, nhạc sĩ chương trình Nguyễn Duy Hùng (tác giả bài hát Khoảng trời của bé) và kình ngư Quang Bảo sẽ đảm nhiệm vai trò là MC.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Những nhà khoa học nữ vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

1. Ada King - nữ lập trình viên đầu tiên của nhân loại


Có một tuổi thơ không mấy yên bình và thiếu vắng sự chăm sóc của người cha ngay từ rất nhỏ, Ada King (1815 - 1852) đã tìm cho mình một niềm vui đó là tham gia các nghiên cứu toán học cấp cao. Và rồi, tài năng của Ada được phát hiện.

Bà nhanh chóng trở thành đồng nghiệp với nhà nghiên cứu máy tính Charles Babbage sau khi được người giảng viên của mình giới thiệu. Nhận thấy các máy móc dùng để tính toán xuất hiện phổ biến vào thế kỉ XIX, nhưng vẫn rất cồng kềnh, đặc biệt là những máy tính số học, Babbage đã nghiên cứu và đề xuất một sáng kiến mới, gọi là Công cụ phân tích.

Ada nhận thấy được tiềm năng của sáng kiến này có thể vượt ra khỏi các phép toán đơn giản nên đã cống hiến hết mình cho nghiên cứu này. Trong khi dịch và tìm hiểu dữ liệu về công cụ phân tích, bà đã viết ra các thuật toán đầu tiên - được coi như là một chương trình máy tính sau này.

2. Emmy Noether - nữ hoàng toán học


Ở vào cùng thời với Einstein, Emmy Noether (1882 - 1935) được ví như "nữ hoàng của toán học". Bà nghiên cứu về đại số trừu tượng và viết nhiều cuốn sách về các khái niệm toán khác nhau. Không những vậy, bà còn viết ra định lý của riêng mình với tên gọi “định lý Noether”. Định lý nói về những định luật cơ bản như bảo toàn động lượng tuyến tính và bảo tồn năng lượng.

Thậm chí đến ngày nay, nghiên cứu của Emmy vẫn được sử dụng trong công cuộc khám phá hố đen và tìm ra đối tượng mới ngoài không gian.

Có thể nói, Emmy không chỉ là người mẹ đỡ đầu cho nền toán học hiện đại mà còn là một người rất quảng đại. Bà cho phép các học giả khác sử dụng công trình của mình mà không cần dẫn nguồn, vì thế bà luôn được vinh danh như một đồng tác giả của các bài báo về toán học hiện đại. Tên của bà được đặt cho một tiểu hành tinh nhỏ trong vành đai của hệ Mặt trời.

3. Mary Anning - nhà cổ sinh vật học


Mary Anning (1799 - 1847) sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động Anh. Cha cô thường khai thác các hóa thạch vào thời gian rảnh rỗi để bán cho khách du lịch, và ông thường đem các con của mình theo mỗi khi tìm kiếm.
Mặc dù được cho là sẽ theo đuổi công việc đồng áng, nhưng Mary lại quyết định chọn sự nghiệp "đào bới", tìm hiểu về các hóa thạch bởi bà luôn có cảm hứng với chúng.

Mary đã thực hiện một loạt những khám phá mang tính cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XIX. Bà đã khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs (một loài khủng long nước có 4 vây và cổ dài) hay thằn lằn bay vào khoảng năm 1809 - 1829.
Hóa thạch của những loài khủng long cổ đại này là những phát hiện vô cùng quan trọng bởi trước đó, chưa ai tìm ra manh mối về chúng. Những đóng góp của Mary đã giúp giải quyết nhiều tranh cãi về sự tuyệt chủng và trở thành ý tưởng sáng lập ra lĩnh vực cổ sinh vật học.

Nhưng bởi xuất thân từ một gia đình dị giáo nghèo nên những phát hiện của cô không được cộng đồng khoa học công nhận. Các nhà địa chất báo cáo về những khám phá của Mary nhưng không bao giờ đề cập đến sự tham gia của bà. Chỉ khi bà mất, một số loài đã được đặt theo tên của Mary nhằm vinh danh những đóng góp quan trọng giúp thay đổi mô hình cổ sinh vật.

4. Dorothy Hodgkin - phát hiện ra cấu trúc vitamin B12


Dorothy Hodgkin (1910 - 1994) được sinh ra ở Ai Cập, có cha mẹ là những nhà khảo cổ học. Trong Thế chiến thứ I, Dorothy trở lại Anh và bắt đầu công cuộc học tập của mình.
Từ sớm, bà đã bộc lộ tài năng phi thường về hóa học của mình và được chấp nhận cho theo học ở ĐH Somerville mặc dù chưa vững vàng tiếng Latin. Tại đây, bà bắt đầu nhận thức về tinh thể tia X, điều mà sau này đã dẫn đến những khám phá lớn nhất của bà.

Bằng việc sử dụng kỹ thuật mới tinh thể học Xquang và những máy tính đầu tiên, bà đã phát hiện ra cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.

Từ đó, các nhà khoa học có thể thay đổi và tổng hợp các chủng mới của penicillin, insulin và B12, giúp cứu sống được vô số người. Bà nhận giải Nobel năm 1964 nhờ phát hiện ra cấu trúc của B12 và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh cho hòa bình, giải trừ quân bị trên thế giới.

Những vụ mất tích máy bay bí ẩn trong quá khứ

Sự cố hàng không tồi tệ và bí ẩn nhất trong lịch sử Pháp


Nhắc tới những vụ máy bay mất tích trong lịch sử hàng không người ta không thể bỏ qua vụ tai nạn về chiếc máy bay Airbus 330-200 mang số hiệu 447 của hãng hàng không Pháp Air France bay từ Rio de Janeiro (Brazil) đến Paris (Pháp).
Chuyến bay 447 của Air France là một chuyến bay vận chuyển khách quốc tế bằng máy bay Airbus A330 xuất phát từ sân bay quốc tế Rio de Janeiro-Galeão ở thành phố Rio de Janeiro, Brasil đến sân bay Paris-Charles de Gaulle tại Paris, Pháp và đã bị mất tích ở Đại Tây Dương vào ngày 1/6/2009, trên máy bay có 216 hành khách và 12 nhân viên phi hành đoàn.
Theo dự kiến chiếc máy bay Airbus A330-200 sẽ hạ cánh tại Charles de Gaulle vào 11 giờ 15 phút sáng 1/6. Tuy nhiên, ngay sau khi cất cánh khỏi sân bay Rio de Janeiro (Brazil) chiếc máy bay này đã bị mất liên lạc với trung tâm hàng không và sau đó "biến mất" khỏi màn hình radar khi đi qua vùng biển Đại Tây Dương. Đặc biệt, trước khi mất tín hiệu bộ phận hỗ trợ liên lạc hàng không của sân bay Rio đã nhận được những thông điệp ACARS. Ngay lập tức người ta đã tổ chức một cuộc tìm kiếm trên diện rộng với nghi ngờ chiếc máy bay đã bị rơi xuống biển.
Brazil đã hy động các máy bay không lực để tìm kiếm. Pháp đã phái tàu tìm kiếm Pourquoi có trang bị hai tàu ngầm mini có thể lặn tới độ sâu 6.000m, để tiến hành tìm kiếm dưới đáy biển, tại khu vực máy bay bị rơi, có thể sâu tới 4.700m.
Cuối ngày 6/6/2009 người ta đã phát hiện thi thể hành khách của phi cơ Air France: Lực lượng tìm kiếm Brasil vớt được hai thi thể và một vali chứa vé của chuyến bay 447 trên Đại Tây Dương, gần nơi chiếc Airbus A330 được cho là gặp nạn. Sang ngày 7/6/2009 không quân Brazil đã tìm thêm được 3 thi thể trong chuyến bay này. Ngày 3/4/2011, nhiều mảnh vỡ lớn từ chuyến bay 447 của Air France được tìm thấy, sau khi biến mất trước đó tại Đại Tây Dương năm 2009.

Dựa trên một loạt thông điệp được chiếc phi cơ số hiện AF 447 của Air France gửi đi trước khi biến mất một cách bí ẩn thì các nhà điều tra cho rằng nguyên nhân dẫn tới tai nạn là do hỏng hệ thống điều kiển.
Vụ tai nạn của chuyến bay 447 được coi là sự cố hàng không tồi tệ và bí ẩn nhất trong lịch sử Pháp.

Máy bay mất tích một năm sau mới tìm thấy


Ngày 12/6/2012, nhà chức trách Nga thông báo sáng một máy bay cỡ nhỏ chở 13 người đã mất tích ở khu vực miền Trung nước này. Chiếc máy bay trong vụ mất tích bí ẩn này là chiếc Antonov AN-2 chuyên dùng để giám sát cháy rừng. Tuy nhiên, trong ngày 12/6 chiếc máy bay này đã chở khách trái phép từ sân bay Serov. Điều đặc biệt, ngay sau khi cất cách một thời gian chiếc máy bay đã không còn bất kỳ tín hiệu nào.
Sau khi mất tích rất nhiều cuộc tìm kiếm được diễn ra nhưng không có bất kỳ thông tin nào khả quan được hé lộ.
Một năm sau đó, vào tháng 5/2013 người ta tìm thấy xác của chiếc Antonov AN-2 và hơn 10 thi thể nạn nhân đã được tìm thấy ở một khu vực đầm lầy thuộc vùng núi Ural của Nga, cách thành phố Serov 8km. Được biết có thể khi di chuyển qua khu vực đầm lầy ít người qua lại chiếc máy bay đã bị khuất tầm nhìn và rơi xuống đây. Khu vực đầm lầy lại là một khu vực rất ít người qua lại nên một năm qua xác chiếc máy bay mới được tìm thấy.

Máy bay mất tích 33 người chết


Ngày 29/11/2013, theo truyền thông Mozambique, chuyến bay mang số hiệu TM470 của hãng hàng không LAM Mozambique Airlines chở 33 người đã bị mất tích khi đang đến Angola.
Được biết, chuyến bay TM470 cất cánh từ Maputo vào lúc 11 giờ 26 phút ngày 29/11 (giờ địa phương), dự kiến hạ cánh xuống thủ đô Luanda của Angola vào lúc 14 giờ 10 phút. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã không hiện diện ở thủ đô Luanda vào thời điểm dự kiến. Rất nhiều lực lượng đã được huy động để tìm kiếm chiếc máy bay này.
Một ngày sau đó, cảnh sát Cộng hòa Namibia cho biết họ được báo rằng có một vụ rơi máy bay. Sau khi đến hiện trường thì đã xác định được đó là chiếc máy bay TM470 và không còn người nào sống sót.

18 người thiệt mạng vì máy bay rơi


Tháng 2/2014, một vụ mất tích máy bay bí ẩn đã xảy ra với hãng hàng không Nepal. Ngày 16/2 giới chức Nepal cho biết, một máy bay nhỏ của hãng hàng không Nepal chở 18 người đã bị mất tích do thời tiết xấu.
Chiếc máy bay Twin Otter do Canada sản xuất chở 15 hành khách cùng với 3 nhân viên phi hành đoàn đi cùng trên một chuyến bay từ thị trấn du lịch Pokhara, cách thủ đô Kathmandu 125km về phía tây, đến Jumla ở vùng viễn tây Nepal.
Theo ông Ram Hari Sharma, phát ngôn viên của Hàng không Nepal, máy bay đã mất liên lạc với tháp không lưu ngay sau khi cất cánh lúc 12 giờ 40 giờ địa phương (06 giờ 55 GMT). Người thân của hành khách trên chuyến bay đều rất hoang mang vì không thể tìm thấy bất kỳ tín hiệu gì của chiếc máy bay.Một ngày sau đó, khi thời tiết có dấu hiệu khả quan hơn người ta đã tìm thấy được chiếc máy bay xấu số đã bị rơi tại vùng núi ở quận Arghakhanchi gần đó và 18 người đều thiệt mạng. Nguyên nhân là do chất lượng máy bay quá kém không đủ điều kiện đi trong thời tiết xấu tại Nepal.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Rối loạn lưỡng cực từng giúp loài người vượt qua mùa đông

Trải qua hàng nghìn năm, quá trình tiến hóa đã chọn ra những gì phù hợp nhất trên từng loài để tương thích và tồn tại với môi trường sống ngày nay. Thế nhưng tại sao cơ thể người không thể loại bỏ hoàn toàn những “trạng thái lỗi” như các triệu chứng rối loạn não bộ ra khỏi cơ thể?
Theo một số nghiên cứu mới đây, các hội chứng như rối loạn lưỡng cực, hay rối loạn tăng động giảm chú ý… có thể được tự nhiên chọn giữ lại nhằm phục vụ cho một vài mục đích nhất định.

1. Rối loạn lưỡng cực từng giúp loài người vượt qua mùa đông


Theo thống kê tại Mỹ, khoảng 2,6% người trưởng thành mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder). Đây là một dạng bệnh lý, trong đó người bệnh có sự tái diễn luân phiên 2 trạng thái hưng cảm và trầm cảm.
Ở giai đoạn hưng phấn - người bệnh cảm thấy vui vẻ, hoạt bát quá mức, thậm chí là hoang tưởng. Còn ở trạng thái trầm cảm - khí sắc người bệnh suy giảm, xuất hiện nhiều suy nghĩ ức chế, dễ dẫn đến tự tử.

Nếu coi đây là một “lỗi” trong não bộ, thì câu hỏi đặt ra là: Tại sao quá trình tiến hóa không loại bỏ nó? Các khoa học gia cho rằng, có thể đây từng là một hình thức ngủ đông của não bộ.
Theo lý thuyết, bằng cách nào đó trong quá khứ, não người đã luân chuyển giữa hai trạng thái hưng phấn - trầm cảm sao cho phù hợp với ánh sáng, nhiệt độ của mùa đông và mùa hè. Điều này cũng xảy ra ở các loài động vật, vào hè, trạng thái hưng cảm giúp chúng săn mồi và sinh sản hiệu quả, sau đó rơi vào trạng thái “ngủ đông” khi mùa đông đến.
Cũng theo lý thuyết này, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ là “bậc thầy” trong việc lựa chọn thời điểm để… sex. Theo các khoa học gia, chứng bệnh này phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Do đó có khả năng não bộ người cổ đại đã luân chuyển hai trạng thái nhằm đạt hiệu quả sinh nở tối đa: hưng cảm vào mùa hè – thời điểm thuận tiện nhất để mang thai, rồi chuyển sang trầm cảm vào mùa đông nhằm đảm bảo sản phụ ít vận động và tập trung chăm sóc đứa trẻ sắp ra đời.
Bên cạnh đó, chứng rối loạn lưỡng cực cũng từng là công cụ quyến rũ khá hiệu quả. Vậy nên bằng cách nào đó những người mắc bệnh đã sao chép lại gene này và duy trì đến các thế hệ tiếp theo.

2. Rối loạn tăng động giảm chú ý tạo ra nhiều phát hiện mới


Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em hiện đại. Trẻ em mắc ADHD sẽ vô cùng hiếu động, không thể ngồi im, đồng thời khả năng chú ý giảm đi.
Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu, các khoa học gia phát hiện ra chứng bệnh này được di truyền. Điều này có nghĩa rằng tổ tiên của loài người đã bằng cách nào đó chung sống và không tìm cách loại bỏ căn bệnh này.

Tại sao lại vậy? Người ta thường cho rằng rối loạn AHDH là một chứng bệnh của thời hiện đại, khi có quá nhiều phương tiện giải trí gây tác động đến não bộ. Trong một xã hội hiện đại, việc một người không thể tập trung thực hiện công việc được giao quả thực tai hại.
Thế nhưng một số khoa học gia đặt ra giả thuyết, việc không thể ngồi im một chỗ không hoàn toàn có hại, mà có thể từng là một “công cụ” cần thiết để tồn tại trong quá khứ.
Loài người hàng ngàn năm trước cần nhiều kỹ năng để tồn tại, chứ không chỉ chuyên biệt một kỹ năng nào đó. Vậy nên, một bộ não cho phép “nhảy việc” có lẽ rất cần thiết vào thời kỳ đó.

Sẽ tiết kiệm hơn 600 triệu đồng trong một giờ tắt điện

Bộ Công Thương vừa công bố chiến dịch Giờ Trái đất 2014, với nghi thức tắt đèn diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 29/3 tại Quảng trường cách mạng tháng Tám. Ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho hay, dự kiến năm nay, Giờ Trái đất sẽ tiết kiệm được khoảng hơn 400.000KWh điện, tương đương 603 triệu đồng.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Không chỉ hữu ích về mặt sức khỏe, quế còn mang công dụng làm đẹp từ A đến Z

Với vị cay cay, quế được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn vì nó giúp các món ăn trở nên đậm đà và ngon hơn. Cũng giống như các loại thực phẩm làm gia vị khác, quế có nhiều tác dụng với sức khỏe. Có thể kể đến một số tác dụng của quế đối với sức khỏe như: giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu nên trị được bệnh tiểu đường tuyp 2, phòng chống bệnh ung thư, sạch miệng, ngừa sâu răng, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, giảm viêm trong cơ thể... Ngoài ra, với hàm lượng khoáng chất dồi dào như canxi, sắt, mangan… quế là nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời.

Các loại trái cây tốt cho da

Nám da do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do yếu tố nội tiết hay lạm dụng mỹ phẩm khiến da mặt mất đi độ đàn hồi và khiến bạn trông sẽ già hơn, cách đặc trị nám dưới đây sẽ giúp bạn có làn da tinh khiết, sáng hồng, hoàn hảo.

1. Trị nám với cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin C có tác dụng rất tốt cho những da mặt bị nám, một cốc nước cà chua hay ăn cà chua mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì được làn da trắng hồng mịn màng. Các vitamin C có trong cà chua có tác dụng ức chế hoạt tính Tyrosinase trong da có tác dụng làm giảm hình thành các sắc tố đen trong da, giúp làm giảm và mờ vết thâm đen hiệu quả.

2. Trị nám với chuối

Chuối chứa khá nhiều vitamin có tác dụng cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thễ , bên cạnh đó còn giúp hỗ trợ và làm đẹp da.chỉ cần hòa trộn 1 quả chuối chính với 1 hộp sữa chua, làm cho hai hỗn hợp này hòa nhuyễn vào nhau sau đó đắp lên mặt từ 15 đến 30 phút rồi rửa sạch bằng nước, mỗi tuần chỉ cần thực hiện cách này từ 2- 3 lần/ tuần các vết thâm đen sẽ giảm rõ rệt.

3. Trị nám với dưa chuột

Dưa chuột chứa khá nhiều nước có tác dụng làm mát da, nó được xem là “thần dược” của sắc đẹp, đặc biệt có tác dụng vô cùng hiệu quả với các làn da bị nám.
Cách trị nám bằng dưa chuột được thực hiện như sau:
Dùng một quả dưa chuột được  xay nhuyễn cùng 1 quả mướp đắng non rồi vắt lấy nước để trong tủ lạnh. Một ngày thoa 2-3 lần lên mặt, 30 phút sau rửa sạch với nước lạnh, sẽ rất tốt trong điều trị sạm da. Chú ý hỗn hợp này chỉ dùng trong ngày, không để lâu.

4. Trị nám với dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây có tác dụng cực kì tốt cho da, đặc biệt nó được xem là phương thuốc đặc trị nám da hiệu quả nhất.
Cách trị nám da với dâu tây được thực hiện như sau:
Đầu tiên xay nhuyễn dâu tây cùng với một muỗng canh lòng trắng trứng gà và một muỗng cà phê nước chanh. Sau khi trộn đều hỗn hợp này, bạn hãy dùng đắp lên mặt và để từ 15 – 20 phút rồi rửa sạch. Với loại mặt nạ này, trung bình bạn có thể đắp từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.

5.  Đặc trị nám với chanh (cam)

Chanh (cam) chứa khá nhiều vitamin C và axit nitric có ngoài tác dụng cung cấp các chất đề kháng cho cơ thể, cam chanh còn có tác dụng giúp đặc trị nam1 vô cùng hiệu quả.
Cách trị nám da với chanh được thực hiện như sau:
Vắt chanh (cam) lấy nước rồi thoa lên trực tiếp các vùng da bị nám, để tăng quá trình trị nám với chanh nhanh hơn, có thể kết hợp với sữa chua để đắp mặt, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước.

6. Trị nám với đu đủ

Đu đủ có tác dụng loại bỏ tế bào chết mang lại sự tươi trẻ cho làn da.
Cách trị nám da với chanh được thực hiện như sau:
 Lấy 1 trái đu đủ xay nhuyễn trộn cùng 1 muỗng cà phê mật ông và chút nước cốt chanh. Đắp hỗn hợp này lên da để trong 20 phút, sau đó rửa sạch.

Khi thực trị nám da với các loại trái cây trên bạn sẽ nhanh chóng thừa hưởng làn da mịn màng, hồng hào, các vết nám bám trên gương mặt sẽ dần dần biến mất. Hãy làm sáng da để đón Valentine trắng cùng chàng, sẽ rất tuyệt với nều như chàng thấy ngày càng xinh và trẻ trung hơn trong ngày Valentien trắng này. Hãy góp thêm tình yêu để làm cháy bỏng không gian chỉ dành riêng cho hai người.

Chúc bạn có làn da trắng hồng tự nhiên, không tì vết.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Não người sẽ thế nào khi hồn lìa khỏi xác

Theo đó, một số khu vực ở bán cầu não trái có liên quan tới điều khiển “cảm giác chuyển động” của cơ thể. Vì vậy, chúng chi phối cảm giác việc con người rời khỏi cơ thể rồi bay lên trên, tự quan sát thấy phần cơ thể của chính mình. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, hiện tượng này xảy ra ở tương đối nhiều người.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu gặp được một cử nhân tâm lý học - người quả quyết mình có khả năng tự điều khiển việc “hồn lìa khỏi xác” của bản thân ở bất cứ thời điểm nào tùy ý.

Cô gái 24 tuổi cho biết, cô có thể cảm thấy hồn của mình bay lơ lửng phía trên cơ thể, xoay theo chiều ngang trên không và thỉnh thoảng còn quan sát được phần “xác” còn lại ở phía dưới, trong khi vẫn có thể cảm nhận từng giác quan trên cơ thể mình.

Vì vậy, các nhà khoa học đã đặt hiện tượng “thoát xác” của cô vào nhóm các hoạt động diễn ra ngoài cơ thể (ECE), tương tự hiện tượng “hồn lìa khỏi xác” do xúc động mạnh hay bởi cú shock nào đó.
Cô gái cho biết, cô bắt đầu biết tới hiện tượng thoát xác này khi còn rất nhỏ. Hồi đó, trẻ em được yêu cầu ngủ trưa ở trường nên cô thường dùng cách này để "trốn đi chơi" và vẫn duy trì thói quen đó cho tới khi trưởng thành.

Thậm chí, cô còn tưởng rằng, tất cả mọi người đều có khả năng này. Thế nên cô đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra sự thật - mình là một trong số ít những người trải nghiệm hiện tượng kì lạ này.
Nhà khoa học Andra Smith và Claude Messier đã chụp cộng hưởng từ bộ não của cô gái 24 tuổi kể trên và kết luận, trong quá trình nghiên cứu, cô là người đầu tiên có khả năng điều khiển việc rơi vào trạng thái thoát xác của chính mình tùy ý trong khi não không có biểu hiện gì bất thường.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, hiện tượng “thoát xác” liên quan tới việc ngừng hoạt động của vỏ não thị giác. Đồng thời, một số vùng trên não trái được kích hoạt phần cảm giác chuyển động, gây ra trạng thái khiến con người có cảm giác mình đang di chuyển, dù cơ thể thực chất vẫn nằm bất động.
Việc tìm kiếm người có năng lực này để tiến hành điều tra là khá khó khăn. Nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện tượng thoát xác xảy ra ở rất nhiều người và khá phổ biến chứ không phải là dạng năng lực siêu nhiên kì bí. Chính bởi những người gặp phải lại cho rằng đây là điều “ai cũng có thể làm” nên chúng ta chưa thống kê được tỉ lệ chính xác con số đó.

Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay

Bộ phận định vị khẩn cấp (ELT) là thiết bị được thiết kế trên các loại máy bay thương mại, có thể phát tín hiệu khi phi cơ gặp nạn. Khi máy bay rơi, bộ phận ELT sẽ tự động bật ngay lập tức để gửi tín hiệu để lực lượng tìm kiếm có thể xác định được vị trí rơi của máy bay.

Theo chuyên gia an toàn hàng không Todd Curis, ELT về cơ bản là bộ phận đáng tin cậy. Mặc dù vậy, vẫn có khả năng hệ thống này không hoạt động trong một số trường hợp vì lý do nào đó.

Báo cáo của Hiệp hội Phi công và Máy bay (AOPA) năm 2009 cho thấy tỷ lệ hoạt động của các thế hệ ELT đời đầu, có từ năm 1973, là khoảng 25%. Tỷ lệ này được cải thiện theo thời gian với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, thậm chí đối với cả các thiết bị ELT mới thì khả năng kích hoạt thành công cũng chỉ đạt 82%.

Tín hiệu của ELT được phát đồng nghĩa với khả năng tiếp tục truyền phát thông tin trong vòng 30 ngày. Trong trường hợp máy bay và ELT ở trên mặt đất, nếu nhận được tín hiệu này, lực lượng cứu hộ có thể tìm thấy máy bay nhờ vệ tinh, phi cơ tìm kiếm trên cao hay các công nghệ hiện đại khác.

"Nếu máy bay rơi trên đất liền và có va chạm thì bộ phận ELT vẫn có thể còn hoạt động", NBC News dẫn lời Greg Feith, một điều tra viên của Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, cho hay. Tuy nhiên, nếu máy bay rơi xuống biển thì mọi việc lại diễn ra theo hướng khác.

Trong trường hợp đó, thiết bị phát tín hiệu định vị dưới nước (ULB) trong hộp đen của phi cơ sẽ phát ra các âm thanh "ping ping". Những âm thanh này có thể được nghe thấy nếu lực lượng tìm kiếm tiếp cận đủ gần vị trí của thiết bị. Tín hiệu sẽ không được xác định nếu hoạt động tìm kiếm chỉ dựa vào máy bay trên cao.

Ngoài ELT, đội tìm kiếm cũng có thể sử dụng máy phát siêu âm để xác định vị trí của máy bay dưới biển. Mặc dù vậy, David Gallo, một chuyên gia của Viện Hải dương học Woods Hole, Mỹ, cho biết ông không tin tưởng vào tính chính xác của máy phát siêu âm nếu được sử dụng để tìm kiếm phi cơ mất tích, bởi hoạt động trong lòng đại dương có thể tạo ra nhiều âm thanh giả.

Sau 4 ngày tìm kiếm máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines mà không có dấu hiệu khả quan, các chuyên gia cho rằng không có gì ngạc nhiên khi chưa có một tín hiệu khẩn cấp nào được ghi nhận, đặc biệt nếu chiếc máy bay đã rơi xuống biển.

Đại diện của hãng sản xuất máy bay thương mại Boeing vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về loại ELT được thiết kế trên chiếc máy bay Boeing 777-200 bị mất tích. Theo kinh nghiệm của Curtis, người từng làm việc cho Boeing hơn 8 năm với vai trò là một kỹ sư an toàn máy bay, thì hãng hàng không Malaysia Airlines có thể đã cập nhật phiên bản ELT mới.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

4 nhân tố gây tổn hại tầng ozon phá hủy môi trường

74.000 tấn thuộc nhóm các hóa chất CFCs và HCFCs mới này đã góp phần vào sự suy giảm tầng ozone. Tăng phát thải quy mô này đã không được quan sát thấy ở bất kỳ các sản phẩm CFCs nào khác từ khi các biện pháp kiểm soát được áp dụng từ những năm 1990.

Các nhà khoa học tại trường Đại học Đông Anglia đã nhận dạng được 4 khí nhân tạo mới trong khí quyển – tất cả các khí này đều đang đóng góp vào sự suy giảm tầng ozone.

Nghiên cứu mới này đã được xuất bản trên tạp chí Nature Geoscience. Nghiên cứu cho biết hơn 74.000 tấn hóa chất thuộc 3 loại: chlorofluorocarbons (CFCs) mới và 1 loạihydrochlorofluorocarbon (HCFC) mới đã được thải thẳng vào khí quyển.

Các nhà khoa học có được phát hiện này bằng cách, so sánh các mẫu không khí hiện nay với không khí bị mắc kẹt trong lớp tuyết ở vùng cực – cung cấp một kho lưu trữ tự nhiên cả một thế kỷ về bầu khí quyển. Họ cũng xem xét các mẫu không khí thu thập từ năm 1978 đến năm 2012 tại khu vực Tasmania không bị ô nhiễm.

Các đánh giá cho thấy, cả 4 loại khí nhân tạo nói trên đều được thải vào khí quyển trong thời gian mới đây, và hai loại trong số đó đang tích lũy một cách đáng kể. Các nhà khoa học cho biết, sự gia tăng phát thải quy mô như thế này đã không xảy ra với bất cứ hóa chất CFCs nào từ khi được kiểm soát vào những năm 1990, nhưng cũng chưa có phát thải CFC nào trong những năm 1980 có thể lên tới khoảng trên dưới 1 tỷ tấn/năm.

Người dẫn đầu nghiên cứu này là tiến sĩ Johannes Laube đến từ khoa Khoa học môi trường của Đại học Đông Anglia cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng, 4 loại khí nói trên chưa từng xuất hiện trong khí quyển cho đến tận những năm 1960, điều này cho thấy chúng là các khí nhân tạo”.

Các chất CFCs là nguyên nhân chính gây ra vùng khí quyển Nam Cực. Các luật nhằm giảm thiểu và loại bỏ CFCs đã có hiệu lực từ năm 1989, tiếp theo đó là một lệnh cấm toàn bộ vào năm 2010. Điều này đã dẫn đến việc giảm các hoạt động sản xuất các hợp chất hóa học này trên quy mô toàn cầu thành công. Tuy nhiên, sơ hở pháp luật vẫn cho phép sử dụng đối với một số mục đích được miễn.

Sự xác định 4 loại khí này là rất đáng lo ngại vì chúng đều góp phần làm suy giảm tầng ozone. Chúng ta không biết được những khí thải này được phát thải từ đâu và điều này cần phải được điều tra nghiên cứu. Các nguồn có khả năng gồm các hóa chất nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các loại thuốc trừ sâu và các dung môi để làm sạch các linh kiện điện tử.

“Hơn thế nữa, 3 hóa chất CFCs đang phân hủy rất chậm trong khí quyển – vì vậy thậm chí nếu sự phát thải được chặn lại ngay lập tức, các hóa chất này vẫn tồn tai trong khí quyển nhiều thập kỷ tới”, ông bổ sung thêm.

Biến đổi khí hậu có thể hủy hoại môi trường

Một công trình nghiên cứu mới của Viện Khí tượng và Địa vật lý thuộc Đại học Innsbruck của Áo, đã xem xét ảnh hưởng dài hạn của việc mực nước biển dâng cao đối với 720 điểm đến trên toàn thế giới nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Phó giáo sư Ben Marzeion, tác giả của nghiên cứu, cho biết 20% số di sản trên sẽ bị hủy hoại nếu nhiệt độ tăng thêm 3 độ C trên mức tiền công nghiệp trong vòng hai thiên niên kỷ sắp tới.

"Tôi không nghĩ rằng số Di sản Thế giới UNESCO bị ảnh hưởng lại nhiều tới vậy", Marzeion chia sẻ với báo Live Science. "Tôi biết rằng có nhiều điểm đến gần biển, nhưng tôi không nghĩ con số lại lớn tới vậy. Nếu bạn hỏi tôi trước khi bắt tay vào nghiên cứu, tôi sẽ trả lời vào khoảng 2-5%".

Nghiên cứu dấy lên nhiều quan ngại, vì tình huống được đưa ra trong nghiên cứu - nhiệt độ tăng thêm 3 độ C so với mức tiền công nghiệp - không cao hơn nhiều lắm so với mức dự báo biến đổi khí hậu hiện tại.
"Trái Đất ấm lên 3 độ C không phải là chuyện gì quá bất thường", Marzeion cho biết. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đối mặt với viễn cảnh đó trong tương lai".

Để tránh khỏi những hậu quả tàn khốc của nóng lên toàn cầu, năm 2009 tại cuộc họp ở Copenhagen, các nhà khí tượng học cảnh báo rằng cần phải cắt giảm lượng carbon dioxide và các loại khí thải nhà kính khác nhằm giữ mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng ít hơn 2 độ C.

Mặc khác, một số nhà khoa học cho rằng kể cả nếu các nước có bắt tay vào thực hiện các hoạt động giảm bớt khí thải nhà kính ngay từ hôm nay đi chăng nữa, thì lượng nhiệt tăng thêm vẫn sẽ vượt mức 2 độ C vào cuối thế kỷ này.

Rất khó để có thể dự đoán chính xác mực nước biển sẽ tăng thêm bao nhiêu, nhưng phó giáo sư Marzeion cho biết rằng nhìn chung với mỗi mức tăng 3 độ C, nước biển sẽ dâng lên khoảng 7m.

Tượng Nữ thần Tự do, tháp London và nhà hát Opera Sydney là 3 trong số 136 điểm đến văn hóa thuộc danh sách Di sản Thế giới của UNESCO có nguy cơ bị hủy hoại do mực nước biển dâng cao.

Marzeion chia sẻ: "Khi mọi người nghĩ về vấn đề biến đổi khí hậu, họ hầu hết đều chỉ nghĩ tới những hậu quả về sinh thái hay kinh tế. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ toàn diện hơn nếu như chúng ta xét đến cả những tác động về mặt văn hóa của biến đổi khí hậu".

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Sao Việt kêu gọi bảo vê môi trường tự nhiên

Một loạt sao Việt đứng vào đội ngũ các ngôi sao thế giới kêu gọi người dân không sử dụng sừng tê giác. Cùng với David Beckham, hoàng tử William, diễn viên Thành Long và Maggie Q, ngôi sao bóng rổ Yao Ming, trong chiến dịch toàn cầu "Chấm dứt sử dụng sừng tê" giờ đây sẽ có những cái tên đại sứ thiện chí Mỹ Tâm, Tùng Dương, Hồng Ánh, Johnny Trí Nguyễn, Quốc Trung, Lê Cát Trọng Lý, Đức Tuấn, hoa hậu Thu Thảo, Thu Thủy, MC Anh Tuấn, Phan Anh...

Chiến dịch do các tổ chức WildAid (Cứu trợ hoang dã), African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã châu Phi) và Trung tâm CHANGE phối hợp tiến hành, chủ yếu gửi đi các thông điệp để người dân hiểu và dừng sử dụng sản phẩm từ sừng tê giác, từ đó giảm dần tiến tới chấm dứt việc giết hại tê giác. Buổi công bố chiến dịch này vừa diễn ra chiều 3/3 tại Hà Nội.

Tốc độ giết hại tê giác đang tăng nhanh. Năm 2013 có tới 1004 con tê giác bị giết, trong khi năm 2007 chỉ có 13 con. Với tốc độ này, 5 loài tê giác hiện còn sót lại đều bị đe dọa. Việt Nam - nơi mà cá thể tê giác cuối cùng đã bị giết trộm năm 2010 - được xếp cùng với Trung Quốc trong nhóm các nước tiêu thụ nhiều sừng tê. Một số ý kiến cho rằng lượng sừng tê giác tiêu thụ ở Việt Nam không phải là "số một thế giới", tuy nhiên lượng bị bắt giữ lại khá lớn.

Tổ chức WildAid cho rằng, tới 90% lượng sừng tê bán tại Việt Nam thực chất là sừng trâu. Cho dù là đồ thật, thì theo bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc trung tâm CHANGE, với thành phần cơ bản là keratin (một loại protein tương tự trong móng tay và tóc người), sừng tê cũng không có tác dụng gì trong việc chữa trị các loại bệnh như ung thư, giảm sốt hay trị say rượu.

Top 10 phát hiện vĩ đại ngoài vũ trụ

Cực tiểu hành tinh


Vào đầu năm 2013, Đài quan sát vũ trụ Kepler (thuộc NASA, Mỹ) đã phát hiện ra một hệ thống sao gồm ba hành tinh, trong đó có một hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời được xem là nhỏ nhất cho đến thời điểm hiện tại. Cực tiểu hành tinh này được các nhà khoa học đặt tên là Kepler 37-b. Kích thước của nó còn nhỏ hơn sao Thủy và chỉ lớn hơn đường kính của Mặt Trăng 200km. Theo các nhà khoa học, hầu hết các hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời đều có kích thước lớn hơn nhiều so với Trái Đất, và thường bằng kích thước của sao Mộc.

Bong bóng Fermi siêu khổng lồ của dải Ngân Hà


Nếu xoay dải Ngân Hà theo phương ngang, chúng ta sẽ quan sát thấy những bong bóng Fermi khổng lồ trải dài ở hai mặt phẳng Bắc và Nam của trung tâm Ngân Hà. Bong bóng Fermi là hai tinh cầu siêu khổng lồ, có đường kính lên đến 50.000 năm ánh sáng, tương đương với ½ đường kính của dải Ngân Hà. Các nhà thiên văn học của NASA đến nay vẫn chưa tìm ra nguồn gốc xuất xứ của bong bóng Fermi. Theo giả thuyết, bong bóng Fermi hình thành từ lượng khí phun trào từ các lỗ đen siêu khổng lồ trong lõi Ngân Hà của chúng ta.

Theia


Hơn 4 tỉ năm về trước, Hệ Mặt trời khởi nguyên của chúng ta trông rất hỗn độn và cực kỳ nguy hiểm. Một trong những lý thuyết phổ biến về sự ra đời của Mặt Trăng được cho là bắt nguồn từ một trong những vụ va chạm cực đại này. Theo các nhà khoa học, Trái đất thời nguyên thủy đã va chạm với một hành tinh có cùng kích cỡ với sao Hỏa tên là Theia. Sau vụ va chạm mảnh vỡ còn sót lại đã nằm trong quỹ đạo của Trái đất và hình thành nên Mặt trăng như ngày nay.

Bức tường thiên hà khổng lồ Sloan


Bức tường khổng lồ Sloan (Sloan Great Wall) là một bức tường thiên hà siêu khổng lồ, tập hợp hàng trăm triệu ngân hà lớn nhỏ khác nhau trong vũ trụ. Đây được xem là một trong những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ từ trước tới nay, với đường kính lên đến 1,4 tỷ năm ánh sáng. Theo các nhà khoa học, Sloan Great Wall là kết quả trực tiếp từ vụ nổ Big Bang và có thể quan sát được dưới bước sóng ngắn.

Lỗ đen cực tiểu


Không có gì đáng sợ và nguy hiểm hơn các lỗ đen trong vũ trụ, chúng được mệnh danh là những “chiếc hố tử thần” hay “kẻ giết người ghê rợn” trong vũ trụ bao la. Các nhà thiên văn học đã từng khám phá ra rất nhiều lỗ đen siêu khổng lồ, có kích thước lớn gấp hàng tỉ lần so với Mặt trời. Nếu lỗ đen được các nhà thiên văn học phát hiện trước kia có khối lượng gấp 14 lần Mặt trời thì lỗ đen cực tiểu này chỉ lớn hơn Mặt trời 3 lần. Có tên khoa học là IGR, lỗ đen này thuộc chòm sao Bọ Cạp trong dải Ngân hà. Mặc dù bé, nhưng lỗ đen IGR vẫn có thể dễ dàng hút các hành tinh khi bay lạc trong vũ trụ.

Thiên hà siêu nhỏ


Các thiên hà vốn được biết cấu trúc khổng lồ, tập hợp hàng nghìn tỉ ngôi sao xen lẫn bụi, khí và vật chất tối bao quanh. Tuy nhiên, vào năm 2009 các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một thiên hà cực nhỏ có tên là Segue 2. Thiên hà lùn này chỉ chứa khoảng 1000 ngôi sao, trở thành một trong những vệ tinh nhỏ và mờ nhạt nhất trong dải Ngân hà của chúng ta. Việc khám phá ra Segue 2 có ý nghĩa rất lớn đối với toán học và thiên văn, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự hình thành của thiên hà và bổ sung thêm bằng chứng về sự tồn tại của lỗ đen.

Hố va chạm lớn nhất Hệ Mặt trời


Kể từ khi chúng ta bắt tay vào nghiên cứu sao Hỏa một cách tường tận thì đã có nhiều tranh cãi liên quan đến việc tìm ra nguyên nhân khiến cho bề mặt sao Hỏa lồi lõm không đều như vậy. Sở dĩ có hiện tượng này là do, theo các nhà khoa học, hố va chạm lớn nhất Hệ Mặt trời được tìm thấy trên phần lưu vực Borealis thuộc bán cầu bắc ở sao Hỏa. Hố này rộng đến 8.500 km (chiếm 40% diện tích bao phủ bề mặt sao Hỏa). Hố va chạm lớn thứ hai Hệ Mặt trời cũng thuộc sao Hỏa nhưng có kích thước nhỏ hơn 4 lần. Các nhà khoa học kết luận rằng, để có được miệng hố lớn đến như vậy thì vật thể va chạm vào sao Hỏa phải có kích thước lớn hơn sao Diêm vương.

Điểm cận nhật nhất trong Hệ Mặt trời


Các nhà khoa học đã phát hiện ra tiểu hành tinh có tên khoa học là 2000 BD19 là thiên thể nằm gần Mặt trời nhất so với các hành tinh khác, đặc biệt là sao Thủy, trong hệ Mặt trời. Vì nằm gần Mặt trời nên tiểu hành tinh với quỹ đạo nhỏ nhất này có nhiệt độ nóng khủng khiếp. Nhiệt độ tại 2000 BD19 có thể làm tan chảy kẽm, chì. Nhờ phát hiện ra tiểu hành tinh cận nhật nhất này, các nhà khoa học có thêm một bước tiến trong việc tìm hiểu những yếu tố có thể làm thay đổi hướng quỹ đạo của một hành tinh, từ đó có thể nghiên cứu tỉ mỉ các vật thể gần Trái Đất hơn.

Chuẩn tinh cực già


Chuẩn tinh là những vật thể sáng nhất và xa nhất trong phần vũ trụ nhìn thấy, chúng còn có tên là “nguồn phát bức xạ giống sao”. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một chuẩn tinh và đặt tên là ULAS J1120+0641. ULAS được xem là chuẩn tinh già nhất trong vũ trụ. Nó xuất hiện khoảng 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Được biết, chuẩn tinh có nguồn gốc từ lỗ đen siêu nặng, bay trong vũ trụ với vận tốc bằng 240.000km/giây, tương đương với 80% vận tốc ánh sáng.

Mặt trăng Titan của sao Thổ


Tàu thăm dò vũ trụ Cassini từng gửi về Trái Đất những hình ảnh tuyệt đẹp của bề mặt Mặt trăng Titan của sao Thổ. Khu vực dài 1000km ở cực Bắc Mặt trăng này tuy không có nước tồn tại nhưng lại chứa đầy methane và ethane ở dạng lỏng. Titan là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, có đường kính lớn hơn 50% so với Mặt trăng của Trái Đất. Do có bầu khí quyển đặc biệt, phần lớn là khí nitơ, nên các nhà khoa học đang mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu nguồn gốc của nó.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Việt Nam xử lý thành công ảnh vệ tinh viễn thám môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa chính thức công bố việc thu nhận và xử lý thành công ảnh chụp từ vệ tinh viễn thám đầu tiên VNREDSat-1. "Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước khu vực Đông Nam Á tuyên bố sở hữu vệ tinh viễn thám cùng với Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia", ông Nguyễn Xuân Lâm, Cục trưởng Cục Viễn thám Quốc gia nói và cho biết hiện chỉ trong vòng 24 giờ, Cục sẽ cung cấp ảnh đúng vị trí cần chụp.

Ông Lâm cho biết, từ khi được đưa lên quỹ đạo, VNREDSat-1 đã chụp được gần 22.000 cảnh ảnh, trong đó gần 6.000 ảnh chụp lãnh thổ Việt Nam. Các ảnh viễn thám này thời gian qua được cung cấp sử dụng phục vụ cho một số dự án trong và ngoài ngành tài nguyên môi trường. Các bức ảnh viễn thám có tính năng kỹ thuật tương đương các ảnh viễn thám của các vệ tinh nhỏ trên thế giới và có khả năng thay thế một số loại ảnh viễn thám phân giải cao hiện bán trên thị trường.

Ảnh do VNREDSat-1 cung cấp có độ phân giải 2,5m đối với các ảnh toàn sắc (trắng, đen) và 10m đối với các kênh ảnh đa phổ (ảnh màu). Từ các kênh đa phổ và ảnh toàn sắc có thể xử lý để cung cấp ra ảnh màu tự nhiên độ phân giải 2,5m và các phương án ảnh màu tổng hợp phục vụ giải đoán các đối tượng chuyên ngành theo yêu cầu của các chuyên gia. Vệ tinh này cũng cho phép cung cấp ảnh với chu kỳ lặp 3 ngày với độ phủ của ảnh là 17,5km x 17,5km.

Theo đại diện của Cục Viễn thám, thời gian tới, dữ liệu thu nhận từ vệ tinh sẽ tiếp tục được ứng dụng trong giám sát tài nguyên môi trường, như Dự án "Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012-2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn"; Dự án"Giám sát một số vùng biển đảo trọng điểm xa bờ bằng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng".

Cục Viễn thám cho biết, giá của ảnh sẽ do Bộ Tài chính ban hành. Trong thời gian chờ đợi, Cục phục vụ ứng dụng ảnh cho các chương trình khoa học khác với mức giá dao động khoảng 5-6 triệu đồng mỗi cảnh ảnh.

Trước đây, các đơn vị trong nước có thể tự đặt mua ảnh vệ tinh, nhưng khi có Đài Viễn thám Trung ương và Cục Viễn thám quốc gia thì Bộ Tài Chính đã giao cho Cục Viễn thám tổng hợp nhu cầu của ảnh của các bộ ngành, sau đó trừ đi phần VNREDSat-1 đáp ứng, số còn lại sẽ được nhà nước cấp tiền mua ảnh dùng chung cho các bộ, ngành.

Các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng Trạm thu ảnh viễn thám do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý kết hợp với vệ tinh nhỏ do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quản lý sẽ tiết kiệm được đáng kể nguồn ngân sách phát triển công nghệ vũ trụ và viễn thám.

Công nghệ mới giúp hồi sinh loài đã tuyệt chủng

Trong khi phấn khích với việc có thể nhìn những con chim này bay lượn một lần nữa trên bầu trời, hay thấy voi ma mút dạo bước ở Siberia, các nhà nghiên cứu lại hối thúc những người tham gia vào quá trình đảo ngược sự tuyệt chủng này cân nhắc các rủi ro với hệ sinh thái khi đưa những loài đã tuyệt chủng này quay lại trước khi lựa chọn hồi sinh loài cụ thể nào.

Những loài được tái sinh này có thể mang tới những rủi ro đe dọa các loài động vật khác bằng việc ăn thịt chúng hoặc sống ký sinh; đe dọa sự an toàn của con người và hệ sinh thái mà con người phụ thuộc.
“Bất cứ khi nào một loài bị tuyệt chủng quay lại, một loạt rủi ro cũng theo sau", nhà nghiên cứu Axel Moehrenschlager của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn thuộc Hội Động vật học Calgary (Canada) trả lời phỏng vấn LiveScience.

Moehrenschlager đã cùng các đồng nghiệp phát triển một khung 10 câu hỏi dựa trên bộ câu hỏi được sử dụng bởi Hiệp hội Bảo tồn Khoa học Quốc tế, giúp các nhà khoa học đánh giá một cách có hệ thống các rủi ro của hệ sinh thái xảy ra khi mang một loài đã tuyệt chủng quay lại tự nhiên.

Những câu hỏi này xoay quanh những chủ đề như: nguyên nhân đầy đủ gây ra sự tuyệt chủng; nhu cầu của hệ sinh thái với loài được tái sinh; môi trường sống hiện nay có còn phù hợp với chúng; con người và các loài khác có bị ảnh hưởng bởi chúng hay không; và khả năng loại bỏ chúng khi xảy ra những sự kiện đáng tiếc.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bộ khung câu hỏi này với 3 loài đã tuyệt chủng như: cá heo nước ngọt sông Dương Tử (Trung Quốc), tuyệt chủng năm 2006; bướm xanh Xerces vùng bờ biển California (Mỹ), tuyệt chủng năm 1941 (Australia), tuyệt chủng năm 1936.

Ba loài này được chọn vì các nhà nghiên cứu muốn đánh giá một cách chính xác hơn thông qua các loài thuộc những địa điểm khác nhau trên thế giới và bị tuyệt chủng tại các thời điểm khác nhau.

Từ hoạt động đánh giá này, họ rút ra được rằng chưa có hiểu biết đầy đủ về lý do tuyệt chủng của cá heo nước ngọt, nhưng bướm xanh và chó sói tỏ ra là những ứng viên nặng ký để được tái sinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh kết quả này chỉ phản ánh khung cảnh sơ bộ, và cần những đánh giá chi tiết hơn trước khi tiếp tục quá trình.

Với loài voi ma mút, Ross MacPhee, một nhà động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ cho rằng, chiếu theo khung câu hỏi trên, loài voi ma mút rất khó để đáp ứng các yêu cầu vì nhiều lý do, dễ thấy nhất là do kích thước khổng lồ của chúng.

“Mang một con bướm quay lại là một chuyện. Voi ma mút lại là một chuyện hoàn toàn khác. Dù ở đâu đi chăng nữa chúng cũng sẽ gây ra những thay đổi mạnh mẽ, và tôi không cảm thấy chuyện đó khả thi".

Tuy nhiên, MacPhee cũng không cho rằng những trở ngại này sẽ ngăn cản việc mang loài voi ma mút trở lại, hay những bộ câu hỏi chỉ dẫn như trên sẽ khiến người ta thấy bớt hứng thú hơn

Hiện các nhà nghiên cứu chưa bị pháp luật yêu cầu cân nhắc những đề xuất trên, nhưng nhóm của Moehrenschlager hy vọng họ sẽ tự biết cân nhắc khi tiến hành nghiên cứu.

“Chúng tôi cho rằng công nghệ đang rất phát triển và việc hồi sinh các loài bị tuyệt chủng sẽ sớm diễn ra, nhưng chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng đây là một vấn đề về hoán đổi bảo tồn, và chúng ta cần phải suy nghĩ cực kỳ có hệ thống và cẩn trọng về quyết định của mình", Moehrenschlager chia sẻ.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Sấm sét vẻ đẹp chết người của tự nhiên

Chớp là một trong những hiện tượng thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp. Nhưng nó là một vẻ đẹp “chết người”. Với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bề mặt mặt trời, và xung điện phát ra theo mọi hướng, tia chớp trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu thú vị của các nhà vật lý học.

Trước vẻ đẹp và sức mạnh to lớn như vậy, một câu hỏi được đặt ra: chớp được hình thành như thế nào? Hầu hết chúng ta đều biết, chớp xuất hiện từ những đám mây mang điện, nhưng cơ chế cụ thể, thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài này, chúng ta hãy cùng nhau mổ xẻ, để xem chớp được sinh ra như thế nào nhé.
Quá trình này khá phức tạp, nhưng có thể tóm gọn lại như sau:

- Khởi đầu bằng chu trình nước. Nước sẽ bốc hơi khi nhận được nhiệt từ ánh sáng Mặt trời, bay lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ lại thành hàng triệu giọt nước nhỏ, lúc đó ta sẽ nhìn thấy mây trên bầy trời.

- Quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, hơi nước và những giọt nước nhỏ ở các đám mây sẽ tương tác với nhau, cộng thêm hiện tượng đông lạnh, sẽ làm hình thành sự chênh lệch điện tích: điện tích dương ở phần trên đám mây, còn điện tích âm ở phần dưới.

- Sự hình thành hai khu vực điện tích trái dấu cũng đồng thời sinh ra điện trường. Sự chênh lệch điện tích càng lớn, điện trường càng mạnh.

- Điện trường mạnh, đến một mức nào đó, sẽ làm không khí xung quanh bị ion hoá, cho phép dòng điện có thể truyền qua khu vực không khí bị ion hoá này (chính là môi trường plasma) một cách dễ dàng. Con đường dẫn truyền này, còn được gọi là step leader.

- Đồng thời trong lúc đó, bề mặt Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của điện trường âm phía dưới các đám mây, và các vật thể trên Trái đất (bao gồm cả con người) sẽ mất electron và tích điện dương mạnh.

- Khi các step leader đi đến bề mặt Trái đất, nó sẽ hình thành một con đường hoàn chỉnh dẫn từ các đám mây đến mặt đất. Và ngay khoảnh khắc đó, một tia sét giáng xuống.

- Không khí xung quanh tia sét sẽ bị đốt nóng mạnh, giãn ra đột ngột và kéo theo đó là tiếng sấm nổ ngay sau đó 

Và sau đây là chi tiết các giai đoạn hình thành tia chớp.

Chữa rối loạn tâm lý sau chấn thương

Các tế bào thần kinh ức chế này cho phép tạo ra một bộ nhớ về bối cảnh và địa điểm mà không bị ảnh hưởng bởi chính sự kiện khó chịu diễn ra cùng lúc với bối cảnh đó.

Trong một bản báo cáo đăng trên tạp chí Science, nhóm nghiên cứu cho biết, công trình này giúp họ hiểu rõ hơn về cơ sở thần kinh của các bệnh rối loạn tâm lý sau chấn thương ở người.

Attila Lonsoczy, giảng viên đại học Colombia, New York cùng các đồng nghiệp đã chú trọng vào nghiên cứu cách Hipocampus lưu giữ những bối cảnh cụ thể cũng như việc tách chúng ra từ những sự kiện gây sợ hãi.
Khi nhìn vào những tế bào thần kinh riêng lẻ trong não chuột, người ta nhận thấy các tế bào ức chế thần kinh gọi là “Interneuron” đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các ký ức của nỗi sợ hãi trước khi chúng di chuyển đến các vùng khác trong não.

Trả lời kênh Khoa học của BBC, Tiến sĩ Lonsoczy cho biết: “các tế bào Interneuron được kích hoạt bởi những sự kiện gây sợ hãi, chúng hoạt động như những bộ lọc nhằm ngăn chặn sự xâm nhập các thông tin không mong muốn liên quan đến sự kiện đó”. Bằng cách này, vùng tế bào Hipocampus có khả năng xử lí và lưu trữ những thông tin bối cảnh một cách độc lập mà không có sự can thiệp của những sự kiện gây ảnh hưởng xấu.

Những con chuột thí nghiệm được tạo điều kiện để bộc lộ nỗi sợ hãi, sau đó, chúng được đặt vào các bối cảnh cụ thể để theo dõi. Khi các nhà khoa học vô hiệu hóa các tế bào thần kinh ức chế, những con chuột này đã không còn biểu hiện sự sợ hãi nữa. Kết quả này chứng tỏ rằng nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc ngăn chặn sự hình thành các kí ức sợ hãi ở chuột.

Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng vai trò của các tế bào Interneuron trong việc mã hóa bộ nhớ lưu trữ nỗi sợ trước khi nó được thông qua và di chuyển đến những vùng khác.

“Ngữ cảnh của sự kiện được phát ra từ những vùng Hippocampus, chuyển đến các vùng khác của não nơi mà các bối cảnh thực sự kết hợp với các sự kiện diễn ra nỗi sợ”.

Hiểu được cách các tế bào thần kinh tiếp nhận các bối cảnh cũng như sự kiện gây sợ hãi có thể giúp các nhà khoa học giúp đỡ bệnh nhân điều trị những tổn thương tâm lý sau chấn thương.

Tiến sĩ Xu Liu, đại diện Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ nhận định rằng: “Nghiên cứu này đã giải quyết được câu đố về cách Hippocampus mã hóa thành công các bối cảnh mà bỏ qua mọi sự tác động tiêu cực đang diễn ra tại thời điểm đó. Đây sẽ là một nghiên cứu mang ý nghĩa Y học trong nhiều năm tới”.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Tiềm năng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc

Bài viết dẫn lời Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Nga Alexander Khramchikhin cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ và Nga. Vì nhiều lý do, tiềm năng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc luôn thu hút sự chú ý của quốc tế, tuy nhiên, ngoài sự tồn tại của các kho vũ khí ra, Trung Quốc vẫn còn nhiều bí mật.
Theo Alexander, với việc Nga và Mỹ cắt giảm hàng loạt vũ khí hạt nhân sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể sánh ngang với Nga và Mỹ, thậm chí Trung Quốc có thể là nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới hiện nay.

Alexander còn nhận định rằng số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể nhiều hơn tổng số đầu đạn đạn hạt nhân của Anh, Pháp và các quốc gia hạt nhân chưa được công nhận (Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên) cộng lại.
Theo bài viết, tình hình phân bổ của vũ khí hạt nhân Trung Quốc giữa các quân binh chủng chủ yếu dựa trên những số liệu đã có để suy đoán. Ngoài Nga ra, chỉ có Trung Quốc phân bổ phần lớn lực lượng hạt nhân chiến lược cho quân chủng độc lập. Trong quân đội Trung quốc, lực lượng này được gọi là Quân đoàn Pháo binh số 2, giống với Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, chủ yếu biên chế lực lượng hạt nhân chiến lược mặt đất.

Thông tin về Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc được bảo mật kỹ càng, không có bất kỳ số liệu chính thức nào liên quan đến số lượng tên lửa và đầu đạn. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin khác nhau cho biết, Quân đoàn Pháo binh số 2 có tổng cộng 6 tập đoàn quân tên lửa (từ số 51 đến số 56). Dưới mỗi tập đoàn quân có các Lữ đoàn, hiện Quân đoàn Pháo binh số 2 có 24 lữ đoàn tên lửa. Mỗi Lữ đoàn có thể có từ 9 đến 54 bộ thiết bị phóng, số lượng tên lửa có thể nhiều hơn số lượng thiết bị phóng, thông thường nhiều hơn 20 – 25%.
Quân khu Bắc Kinh đã xây dựng hệ thống đường hầm đan chéo nhau dưới đất cho Quân đoàn Pháo binh số 2 để giấu thiết bị phóng, đặc biệt là thiết bị phóng di động, tên lửa và đầu đạn, tuy nhiên, vẫn chưa có nguồn tin tình báo nào có thể tiếp cận sâu hơn khu vực này. Vì vậy, những thông tin được biết đến vẫn chủ yếu là về 6 tập đoàn quân tên lửa.
Từ góc độ số lượng Lữ đoàn tên lửa, có thể phần nào đoán biết được số lượng thiết bị phóng tên lửa của Quân đoàn Pháo binh số 2 là: 30 – 36 bộ phóng tên lửa DF-5, 18 – 30 bộ phóng DF-4, 9 – 30 bộ phóng DF-3; 48 bộ phóng DF-31 (trong đó có 30 bộ phóng DF-31A); 88 bộ phóng DF-21; 24 – 45 bộ phóng DF-15, 36 bộ phóng DF-11A; 18 bộ phóng DH-10. Số lượng đầu đạn có thể là 367 – 439 đầu đạn. Nếu cộng với 25% tên lửa thay thế, như vậy số lượng tên lửa có thể đạt khoảng 45 quả tên lửa DF–5; 30 tên lửa DF–3A; 60 tên lửa DF-31 (bao gồm 36 quả tên lửa DF-31A); 110 tên lửa DF-21; 60 tên lửa DF-15; 45 tên lửa DF–11; 70 tên lửa DF-10.

Tên lửa xuyên lục địa của Trung Quốc có 3 loại: DF-5 (tầm bắn 7.500 – 15.000 km), DF-31/31A (tầm bắn 7.000 – 12000 km), DF-4 (tần bắn 5.500 – 7.000 km). Tầm bắn cụ thể của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tùy thuộc vào tải trọng chiến đấu. Tên lửa DF-31 thay thế DF-5 cũ là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phù hợp với yêu cầu chiến đấu hiện nay, dùng để phá hủy các mục tiêu trên đất liền của Mỹ. Hiện nay, đây cũng là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc mang được nhiều đầu đạn nhất. DF-4 là tên lửa tầm trung, dùng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Trên lý thuyết, DF-4 cũng có thể tấn công châu Âu, tuy nhiên, chiến tranh giữa Trung Quốc và các nước châu Âu khó có khả năng xảy ra. Ngoài ra, Trung Quốc đang thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa DF-41, có thể mang tối đa 10 đầu đạn hạt nhân, tầm bắn có thể đạt 14.000 km.
Tên lửa đạn đạo tầm trung có 2 loại: DF-3A (tầm bắn khoảng 3000 km) và DF- 21 (tầm bắn 2.000 – 3.000 km). Những tên lửa đạn đạo tầm trung này dùng để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga, Ấn Độ và Nhật Bản. Hiện tên lửa DF-3A đang được ngừng hoạt động và dần được thay thế bằng tên lửa DF-21. DF-21 có một số biến thể cải tiến, trong đó có biến thể DF-21D được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".
Tên lửa chiến thuật chiến dịch có 2 loại: DF-11 (tấn bắn 300 – 800 km), DF-15 (tần bắn 600 km). Tên lửa DF-15 và DF-11 hầu như dùng để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Đài Loan, đa số trang bị cho Tập đoàn quân số 52, số ít trang bị cho Lữ 816 của Tập đoàn quân 51.
Tầm bắn tối đa của tên lửa hành trình DH-10 là 4.000 km, là sự kết hợp công nghệ tên lửa Kh-55 của Nga và Tomahawk của Mỹ mà thành. Đây là một loại vũ khí mới được trang bị cho Quân đoàn pháo binh số 2.
Trong số các tên lửa trên, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5, DF-4 và tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 sử dụng giếng phóng silo, số tên lửa còn lại sử dụng bệ phóng di động.

Bài viết cho biết do không có bất kỳ số liệu chính thức nào liên quan đến Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc nên quy mô của 6 tập đoàn quân tên lửa đều có thể lớn hơn nhiều so với miêu tả này, đặc biệt là về kho tên lửa và đầu đạn. Dữ liệu mà bài viết đề cập chủ yếu dựa trên cơ sở những phát hiện vệ tinh về số lượng tên lửa hạt nhân của Trung Quốc . Thực lực của Quân đoàn Pháo binh số 2 có thể còn cao gấp nhiều lần, với số lượng tên lửa và đầu đạn lên tới gần hàng nghìn quả, trong đó phải kể đến tên lửa DF-21, DF-31 và DH-10.
Bài viết nhận định lực lượng hạt nhân chiến lược mặt đất của Trung Quốc có tính năng tác chiến ổn định mạnh hơn nhiều so với của Mỹ và Nga. Các quân binh chủng khác của quân đội Trung Quốc cũng có kho vũ khí hạt nhân lớn. Theo suy đoán, Lục quân Trung Quốc có 1.500 - 2.500 đầu đạn hạt nhân, Không quân Trung Quốc có ít nhất có 500 đầu đạn và Hải quân có gần 100 đầu đạn. Với sự phát triển của các phương tiện phóng, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc cũng sẽ tăng theo.