Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Vấn đề ngập nước ở TP.HCM: “Học hết rồi mà không chịu làm thôi...”



 Đó chính là nhận định đầy bức xúc của Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải về việc chống ngập cho TP tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP khóa IX ngày 26-10. Ông đặt câu hỏi nhức nhối: “Tại sao vậy?”.

Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP lần này đã thông qua chương trình hành động của Thành ủy TP thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Phát biểu kết luận hội nghị, ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh giải pháp về công tác quy hoạch, trước hết là quy hoạch xây dựng. Ông yêu cầu cần rà soát ngay quy hoạch xây dựng để làm sao đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, phát triển xanh. Đồng thời ban hành những quy định, quy chế xử lý thật nghiêm, mang tính răn đe đối với những người quản lý quy hoạch không tốt, thực hiện trái quy hoạch.

Về vấn đề quy hoạch và sử dụng đất, theo ông Hải, phải nhìn nhận là có làm nhưng chất lượng không cao, đôi khi làm để báo cáo cho bài bản. Theo ông, nếu rà soát và nhận định nếu làm tốt về quy hoạch này sẽ góp phần rất lớn để hạn chế ngập lụt. Riêng mảng xây dựng, ông chỉ đạo cần hạn chế thấp nhất tình trạng bêtông hóa mặt đất, mặt đường... “Các đồng chí đã đi nghiên cứu, học hết rồi mà không chịu làm thôi. Tại sao vậy?” - ông Hải đặt vấn đề về chuyện chống ngập. Ông cũng yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định bắt buộc có hồ chứa nước trên nóc nhà đối với những công trình xây dựng lớn, còn đối với nhà dân thì thực hiện cơ chế khuyến khích thực hiện giải pháp này. Ông cũng yêu cầu TP phải giảm nhanh và đi đến chấm dứt sử dụng nước ngầm.

Trước đó, báo cáo tại hội nghị, ông Tất Thành Cang, giám đốc Sở Giao thông vận tải TP, cho biết đến nay TP đã xử lý được 43/58 điểm ngập do mưa và khắc phục được 23/26 điểm ngập do triều cường. Theo ông Cang, trong đợt triều cường kết hợp mưa vào giữa và cuối tháng 10 này, có 19 tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu 0,1-0,44m. Trong số các điểm ngập này, có năm điểm ở đường Đặng Nguyên Cẩn, Chợ Lớn, Tân Hóa (Q.6), Xa lộ Hà Nội (Q.2), Bình Lợi (Q.Bình Thạnh) là nằm ngoài danh mục 58 điểm ngập do mưa và 26 điểm ngập vì triều cường.
Ông Cang cho biết các dự án ODA về chống ngập ở vùng trung tâm TP đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, còn dự án Tân Hóa - Lò Gốm sẽ hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên, ông dự báo nếu không có những giải pháp ứng phó với triều cường thì tình hình ngập trong những năm sắp tới chắc chắn sẽ không mấy khả quan, kể cả vùng trung tâm khi đã xây dựng hoàn thiện hệ thống cống.

Về giải pháp và hướng giải quyết trong tương lai ông Tất Thành Cang cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để hoàn thành chỉ tiêu xóa bảy điểm ngập trong năm 2013, còn trong năm 2014-2015 sẽ xóa 14 điểm ngập...Ông Cang cũng đề nghị Sở Quy hoạch - kiến trúc TP cùng các cơ quan chức năng xác định, công bố cốt nền xây dựng phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu. Đồng thời nghiên cứu ban hành ngay các quy định về phát triển đô thị kết hợp với mạng lưới hồ điều tiết tại chỗ để tái sử dụng nước mưa... 

Trình bày tờ trình về chương trình hành động nói trên của Thành ủy TP, ông Nguyễn Hữu Tín, phó chủ tịch UBND TP, nêu ra nhiều giải pháp về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó, nhấn mạnh giải pháp rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch; xây dựng những quy định, tiêu chí về quy hoạch đô thị đáp ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tăng cường quản lý quỹ đất, bảo đảm diện tích mặt nước, hệ thống sông rạch phục vụ tiêu thoát nước và chống ngập nước, nhất là đối với các vùng trũng tự nhiên để tăng không gian điều tiết nước, quản lý chặt quỹ đất nông nghiệp...


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Cá rắn khổng lồ trôi dạt vào bờ biển California



Cá rắn khổng lồ trôi dạt vào bờ biển California
Trong hai con cá rắn khổng lồ trôi dạt vào bờ biển California (Mỹ) vừa qua, một con mang trứng chín đầy bụng, đã sẵn sàng làm mẹ.
Các nhà khoa học thuộc viện Hải Dương Scripps của Mỹ đã tiến hành mổ xác con cá rắn đầu tiên vào hôm 21-10 và phát hiện đây là một con cá cái, trước khi chết rất khỏe mạnh, sắp làm mẹ.

Tiến sĩ H.J Walker thuộc viện Hải dương Scripps cho biết buồng trứng con cá này dài gần 2 m, chứa hàng trăm nghìn trứng trưởng thành. Cái chết của con cá vẫn là bí ẩn có thể là do xử lý môi trường, các nhà khoa học chỉ biết lúc sống con cá mất đuôi và bị sóng đánh dạt vào bờ.


Cá rắn thuộc loài cá xương lớn nhất thế giới với chiều dài có thể tới 15 m, nặng khoảng 270 kg khi trưởng thành. Chúng sống sâu dưới đại dương
ăn các loại vi sinh thuy san (độ sâu từ 200 m đến 1.000 m), rất hiếm khi được nhìn thấy gần bờ biển, chúng chỉ xuất hiện khi bị bệnh hoặc đã chết do nước thải.

Tuy nhiên, con cá này trước khi chết vẫn còn rất khỏe mạnh. Điều này khiến các mạng xã hội Mỹ rộ lên tin đồn đây là dấu hiệu một trận động đất lớn. Bởi theo thần thoại Nhật Bản, loài "quái vật biển sâu" này vào bờ để cảnh báo cho ngư dân một trận động đất sắp đến. Theo ghi nhận, vài tháng trước khi thảm họa  kinh hoàng ở Fukushima xảy ra, đã có hàng chục cá rắn bị dạt bờ hoặc bị đánh bắt bởi ngư dân gần khu vực tâm chấn của động đất.

Một số nhà khoa học suy đoán rằng thần thoại có thể bắt nguồn từ thực tế, loài cá ở vùng biển sâu này có thể cảm nhận được các thay đổi địa chấn dưới đáy đại dương.

Tuy nhiên, đa số các nhà sinh vật học cho rằng vẫn chưa đủ bằng chứng kết luận hiện tượng cá rắn dạt bờ báo hiệu các cơn động đất. Rick Feeney - một nhà động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ cho rằng đây có thể chỉ là một sự "trùng hợp ngẫu nhiên".

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Khai quật điểm chôn lấp chất độc hóa học đầu tiên ở Cty CP Nicotex Thanh Thái



Sau khi báo chí đã đưa tin nhiều ngày, trưa 11.10 Cty CP Đầu tư công nghệ tài nguyên môi trường Việt Nam (DTM) chính thức khai quật điểm chôn lấp chất độc hóa học đầu tiên ở Cty CP Nicotex Thanh Thái. Máy múc đến đâu, nỗi kinh hoàng hiện lên đến đó. Hàng tấn thuốc độc hóa học hiện lên. Khắp không gian đặc quánh mùi thuốc độc.

Xác định bể chôn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tập trung trong Cty là nơi nguy hại nhất, Cty DTM và các đơn vị chức năng tiến hành khai quật đầu tiên. Đây là điểm mà ông Nguyễn Đức Việt - nguyên Giám đốc Cty Thanh Thái - nói chôn 380kg thuốc cực độc từ cách đây 10 năm trước. 

Trước khi triển khai máy xúc, ông Lê Anh Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị CDTM đã quán triệt và hướng dẫn đội giám sát cũng như các phóng viên về độ độc hại và yêu cầu mọi người đeo khẩu trang phòng độc. Thực tế, sau gàu đầu tiên của máy múc, hầu như không ai có thể chịu nổi mùi hôi kinh khủng bốc lên từ hố chôn. Đơn vị thi công đã phải sử dụng 4 quạt gió lớn nhằm phát tán bớt mùi hôi, nhưng vẫn không ăn thua.

Trong bể có 18 thùng phuy đã bị ăn mòn, tụt nắp và đáy, hiện lên màu trắng đục của thuốc BVTV dạng đặc đã được hòa lẫn vôi và phèn sắt. Khói độc bốc ngùn ngụt vào không khí.

Ông Lưu Trọng Quang - Phó Giám đốc Sở TNMT Thanh Hóa - cùng ông Nguyễn Quang Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TNMT) chỉ chứng kiến được khoảng 4 phút rồi bịt miệng chạy ra ngoài.

Ông Cáp Văn Quân - đại diện người dân giám sát - ngỡ ngàng: “Dù đã biết là có thuốc cực độc được chôn, nhưng tôi cũng không ngờ lại kinh hoàng đến như thế!”.

Thượng tá Đỗ Đình Phú - Phó Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa, Tổ trưởng Tổ giám sát khai quật chất thải nguy hại Cty CP Nicotex Thanh Thái, người trực tiếp và ở gần điểm mở bể chôn thuốc trừ sâu nhất cho biết: “Không khí rất đặc và mùi rất khó chịu, thật khủng khiếp!”. Ông Phú cho hay, mấy ngày nay ông phải túc trực làm nhiệm vụ ở đây khiến đầu đau còn bụng lúc nào cũng ứ đầy.

Ông Lê Anh Tùng - Chủ tịch HĐQT Cty DTM - cho biết, về cảm quan, tại khu vực này mùi rất khó chịu, rất nguy hiểm. “Đã nhiều năm làm cái nghề xử lý ô nhiễm, nhưng chưa lần nào chúng tôi phải đối mặt với vụ việc ô nhiễm nghiêm trọng như thế” - ông Tùng cho hay.

Tại khu vực xử lý ô nhiễm, Cty DTM đã chia ra làm 3 khu vực, bao gồm khu vực quan sát, khu vực gián tiếp để vận chuyển chất thải nguy hại và khu vực khai quật trực tiếp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến những người tham gia xử lý. Lực lượng chuyên môn của Cty DTM tiến hành theo quy trình một cách hết sức cẩn thận.

Ông Nguyễn Đình Thống - GĐ Cty Thanh Thái - từ ngày cúi đầu nhận tội với chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã trở nên lầm lũi, ít nói, hỏi gì ông cũng thở dài than thở đổ lỗi cho… cái số(?!). Không còn tình trạng người dân tụ tập đông người tại khu vực quanh Cty Nicotex, lực lượng công an đã thành lập 2 chốt để kiểm soát việc ra vào Cty này.

Trong một diễn biến mới nhất, người dân và lực lượng chức năng đã xác định thêm 7 điểm chôn lấp thuốc BVTV. Đặc biệt, điểm mới phát hiện ngày 10.10 có chứa nhiều thùng phuy hóa chất.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Sản phẩm vi sinh Aquaclean đã có mặt tại Triển lãm Vietwater 2013



Sản phẩm vi sinh Aquaclean đã có mặt tại Triển lãm Vietwater 2013

Theo thông tin chính thức thì tại Triển lãm Vietwater 2013 (từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2013) triển lãm quốc tế lớn nhất về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước & xử lý nước thải tại Việt Nam có sự góp mặt của gian hàng vi sinh Aquaclean thuộc tập đoàn Blue Planet Hoa Kỳ.
Đây thật sự là tin vui cho các doanh nghiệp, KCN, sử dụng sản phẩm vi sinh xử lý môi trường, vi sinh xử lý nước thải… khi tại Triển lãm Vietwater 2013 có sự góp mặt của gian hàng sản phẩm Aquaclean .

 

Vi sinh Aquaclean là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, chuyên dùng cho xử lý môi trường, xử lý nước thải công nghiệp, đô thị, xử lý bùn, ni-tơ… Được nghiên cứu và phát triển bởi phòng Thí Nghiệm Sinh Thái Hoa Kỳ nghiên cứu, phân lập và phát triển.Sản phẩm Aquaclean hiện đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia từ năm 1976, hiệu quả vượt trội của các dòng sản phẩm đã được công nhận trong ngành xử lý nước thải, như vi sinh xử lý mùi hôi, vi sinh nuoi trong thuy san, vi sinh xu ly moi truong, vi sinh xu ly nuoc thai…

Quý vị có quan tâm xin mời đến tham dự triển lãm & tham quan gian hàng sản phẩm Aquaclean, cùng tìm hiểu về các ứng dụng và tính năng rộng khắp của sản phẩm Aquaclean trong ngành môi trường, xử lý nước thải,...

Tại hội chợ triễn lãm, quý khách sẽ được tư vấn kỹ càng các phương án xử lý, nhận tài liệu sản phẩm miễn phí và tham dự buổi Hội thảo chuyên đề "Ứng dụng vi sinh trong xử lý nước thải" diễn ra vào lúc 15g40 ngày Thứ 5 - 17 tháng 10 năm 2013 tại Phòng họp số 2A - Lầu 3. Buổi hội thảo do ông Goh Kwang Beng - Đại diện châu Á của Tập đoàn Blue Planet LLC - Phòng Thí nghiệm sinh thái Hoa Kỳ trình bày.

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đại Việt là nhà phân phối, kinh doanh và tiếp thị độc quyền sản phẩm vi sinh Aquaclean tại thị trường 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN ĐẠI VIỆT
Văn phòng chính:
11/11A Nguyễn Văn Mại, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
ĐT: (08) 3948 7513 - Fax: (08) 3948 7514

Những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường

Những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường
Hiện nay, môi trường là một nguồn tài nguyên đang được tiêu thụ theo cấp số nhân. Điều này đã dẫn đến rất nhiều vấn đề môi trường và cần phải được xử lý trên nhiều cơ sở khác nhau .Môi trường toàn cầu hiện nay là đầy những hạn hán, đói kém, lụt, thiên tai. Ở đây chúng ta xem xét các vấn đề môi trường nghiêm trọng thế giới đang phải đối mặt là gì?
 
Sư biến đổi khí hậu
Là vấn đề được nói đến nhiều nhất trong các hôị nghị về môi trường trên thế giới . Nó đã tàn phá trên một số hệ sinh thái trên toàn thế giới. Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm . Ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này.
Chất thải gây ô nhiễm
Sự phát sinh chất thải tỷ lệ thuận với sự phát triển dân số nhanh chóng trên toàn thế giới và tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý của nó đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới. Một số chất thải phân hủy sinh học và một số không như vậy.Vấn đề này thể hiện rõ ràng hơn xung quanh các vùng đô thị của thế giới. Các giải pháp xử lý nhanh chóng như các bãi chôn lấp và các trung tâm tái chế không còn hiệu quả. Trong thực tế, tràn đầy các bãi chôn lấp, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra sức khỏe nghiêm trọng hơn và các vấn đề môi trường trong khu vực.
Tận thu cạn kiệt nguồn tài nguyên
Đa dạng sinh học có nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống tồn tại trong bất kỳ khu vực nhất định. Hôm nay với dân số ngày càng tăng và nhu cầu ngày càng tăng cho các nhu cầu cơ bản, đa dạng sinh học đang bị đe dọa ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhu cầu cao cho quần áo, thực phẩm và nơi sinh ở đã dẫn đến một mô hình sử dụng đất sai lệch. Nhiều đất canh tác có thể dẫn đến các vấn đề về tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn đất. Điều này cũng dẫn đến các vấn đề khác như khai thác quá nhiều . Họ có thể để trồng thực phẩm hoặc các loại ngũ cốc hoặc thậm chí cả cây, nhưng những ảnh hưởng của sự thay đổi đó có ảnh hưởng lâu dài và gây hại cho môi trường làm cho các vấn đề môi trường ngày càng  nghiêm trọng.
Cạn kiệt nguồn nước sạch
Hiện nay nước sạch như là một loại hàng hóa và một nguồn tài nguyên rất khan hiếm. Chỉ có 2% của nước trên Trái đất là tinh khiết và phù hợp cho tiêu dùng, nghiêm trọng hơn, nó là tài nguyên tiêu thụ nhiều nhất trên hành tinh này. Nhiều khu vực cũng phụ thuộc vào lượng mưa là nguồn nước, với các mô hình lượng mưa thay đổi trên toàn thế giới do biến đổi khí hậu, một số vùng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng với hạn hán và nạn đói. Đồng thời, quá nhiều mưa cũng đã gây ra lũ quét trên một số vùng phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo của khu vực.. Rất ít người trên toàn thế giới có thể truy cập nguồn nước uống. Điều này gây ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người dân sống ở khu vực đó.
 
Diện tích rừng đang giảm nghiêm trọng
Nạn phá rừng có thể được xem như là tệ nạn đáng báo động.Tăng tiêu thụ thực phẩm đã dẫn đến rất nhiều diện tích rừng đang được sử dụng cho việc trồng trọt, xung quanh khu vực đô thị khi họ mở rộng để xây dựng khu dân cư. Nhu cầu khai thác  khoáng sản, dầu và các tài nguyên khác cũng đã dẫn đến nạn phá rừng ở các khu vực khác nhau của thế giới. Với nạn phá rừng  làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Xói lở đất, biến đổi khí hậu đáng kể và trong một số trường hợp thiên tai như sạt lở đất và lũ quét có thể là do, trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng .
Hậu quả của chất thải công nghiệp, hóa chất và kim loại nặng
Việc nhiều chất thải được tạo ra bởi con người có chứa một lượng cao các hóa chất và các chất độc, tác động xấu đến môi trường. Một số hóa chất và kim loại nặng có một hiệu ứng có thể gây tử vong trên con người cũng như đời sống động vật.Cần được chăm sóc thực hiện để ngăn chặn điều này xảy ra. Cần phải kiểm soát chất thải nghiêm ngặt và các quy định cần phải được thực hiện để bảo vệ hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người từ vấn đề chết người này.